Viêm da tiếp xúc dị ứng sau làm khi làm nails phải điều trị như thế nào?

Có thể thấy hiện nay nhu cầu chăm sóc sắc đẹp của chị em phụ nữ ngày càng cao. Không chỉ chú trọng về trang phục, kiểu tóc mà bên cạnh đó còn chú trọng chăm sóc cho cả bộ móng của mình, cụ thể là làm nails. Tuy nhiên để có được một bộ nails lộng lẫy thì bàn tay phải tiếp xúc với nhiều loại hoá chất. Và điều đó không thể tránh được khả năng xảy ra phản ứng trên da, phổ biến nhất là viêm da tiếp xúc dị ứng

Chính vì thế trong bài viết hôm nay, hãy cùng Hylar tìm hiểu về tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng là gì? Cũng như nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm da cho chị em phụ nữ khi làm nails nhé!

Viêm da tiếp xúc dị ứng là gì?

Viêm da tiếp xúc dị ứng là căn bệnh phổ biến về da. Là tình trạng phản ứng dị ứng khi da tiếp xúc với các dị nguyên hoặc tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích gây dị ứng. 

Thường thì viêm da tiếp xúc sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên nó sẽ gây ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến tinh thần người bệnh bị ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc. 

Viêm da tiếp xúc dị ứng là gì?

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm da tiếp xúc dị ứng khi làm nails là gì?

Trong các sản phẩm sơn móng và chăm sóc móng tay thường chứa rất nhiều hoá chất như: formaldehyde và toluene, acetone dibutyl,… Cụ thể là các hoá chất này ở trong nước sơn gel và cả nước lưu huỳnh dùng để đắp móng. Đó cũng chính là nguyên nhân chủ yếu trực tiếp gây ra bệnh viêm da tiếp xúc khi làm nails. 

Triệu chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng thường gặp

Một số triệu chứng viêm da tiếp xúc dễ nhận biết bao gồm:

  • Da khô quá mức dẫn đến nứt nẻ, bong tróc và có vảy.
  • Da nổi mề đay, mẩn ngứa trên các đầu ngón tay.
  • Da ửng đỏ và thậm chí còn có hiện tượng rỉ nước.
  • Da bị bong tróc liên tục. 
  • Lở loét và tổn thương móng tay.
  • Phồng rộp và bỏng rát bề mặt da.

Các triệu chứng có thể xuất hiện tùy thuộc vào tình trạng mới bắt đầu hoặc khi đã phát triển nặng. Cho dù như vậy, khi phát hiện da có những triệu chứng trên thì phải tiến hành chữa trị. Tránh để nó lây lan sang nhiều vùng da khác xung quanh. Hoặc tệ hơn là có thể dẫn đến nhiễm trùng là tăng sắc tố da.

Triệu chứng thường gặp với bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng

Một số cách chữa viêm da tiếp xúc dị ứng vô cùng hiệu quả

Việc kết hợp điều trị bằng thuốc và một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Sẽ giúp tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng được khắc phục triệt để. Cũng như ngăn chặn hình thành biến chứng nhiễm trùng hoặc tình trạng tăng sắc tố da. 

Cách chữa viêm da tiếp xúc tại nhà

Thông thường nếu bệnh không quá nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tự chăm sóc tại nhà. Với một số cách phổ biến sau đây:

  • Chườm mát: đắp một miếng vải mát lên vùng da bị viêm có thể khắc phục tình trạng viêm và ngứa. Ngoài ra, kết hợp ngâm miếng vải trong muối hoặc dung dịch nhôm axetat trước khi chườm lên da. Cách này có thể giúp giảm cơn đau một cách nhanh chóng.
  • Làm sạch da: bạn hãy rửa sạch da ngay lập tức khi da tiếp xúc với chất gây kích ứng. 
  • Bôi kem dưỡng ẩm: nên dùng loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng và không có mùi thơm. Để có thể làm dịu da và ngăn ngừa tình trạng viêm da dị ứng. Ngoài ra bôi kem dưỡng ẩm còn giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da. Nhờ đó mà da khỏe hơn cũng như ít bị ảnh hưởng bởi các chất kích ứng.
  • Dầu dừa: đây là mẹo dân gian giúp giảm triệu chứng viêm da tiếp xúc hiệu quả. Dầu dừa có nguồn gốc tự nhiên có tác dụng hạn chế sự phát của các loại vi khuẩn có hại. Và đồng thời còn có thể hỗ trợ dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên, đôi khi dầu dừa cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Vậy nên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng nhé!
  • Sử dụng vitamin E: việc thoa vitamin E tại vùng da bị tổn thương giúp giảm ngứa và chống viêm hiệu quả.

Cách điều trị bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng tại nhà

Cách chữa viêm da bằng thuốc

Sau đây là một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định khi có các triệu chứng nghiêm trọng. Bao gồm thuốc thoa ngoài da và thuốc được chỉ định từ bác sĩ:

  • Thuốc chứa steroid dạng kem và thuốc mỡ: Có tác dụng làm mềm da và làm dịu các triệu chứng của viêm da dị ứng ở tay. Loại thuốc này nên được sử dụng khi bệnh đang ở giai đoạn cấp tính. Và không nên sử dụng khi biểu hiện bệnh đã có dấu hiệu giảm. 
  • Thuốc mỡ corticosteroid: Các thuốc mỡ corticosteroid thường được sử dụng phổ biến như Celestone, Medrol hoặc Kenalog. Với viêm tiếp xúc, người bệnh có thể sử dụng với liều thấp nhằm giảm viêm và điều trị. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được sử dụng loại thuốc này trong một khoảng thời gian ngắn. Và nên giảm dần liều dùng trước khi dừng hẳn để tránh gây ra các tác dụng phụ. 
  • Nhóm thuốc kháng histamin: đây là loại thuốc giúp ức chế sự hình thành histamin – một hoạt chất gây kích ứng da. Thuốc có khả năng giảm ngứa cực kỳ hiệu quả và nhanh chóng.
  • Thuốc steroid đường uống: đây là loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng cho người có triệu chứng nặng. Vì Steroid có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm, người bệnh chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn. Hoặc là chỉ khi có chỉ định của bác sĩ. 
  • Thuốc gây ức chế hệ miễn dịch toàn thân: đây là loại thuốc sẽ được chỉ định cho trường hợp viêm da ở mức độ nghiêm trọng.

Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh nên theo dõi các tác dụng phụ. Để sớm đưa ra được biện pháp điều trị phù hợp. 

Lời kết

Qua bài viết trên, Hylar mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm da tiếp xúc dị ứng. Có thể thấy viêm da dị ứng khi tiếp xúc sau khi làm nails không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan đối với căn bệnh này. Nếu thấy các triệu chứng ngày càng kéo dài và trở nên nghiêm trọng. Thì tốt nhất bạn cần tới bệnh viện để được điều trị càng sớm càng tốt nhé!