Tay chân dễ bị nhiễm lạnh trong môi trường nhiệt độ thấp là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên có những trường hợp bàn tay bàn chân bị lạnh liên tục kể cả không ở trong môi trường nhiệt độ thấp khiến màu sắc da cũng bị thay đổi. Đó chính là một dấu hiệu của bệnh tay chân lạnh. Vậy cụ thể đây là tình trạng gì? Hãy cùng Hylar tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây nhé!
Tay chân lạnh là như thế nào?
Tay và chân thuộc thành phần ngoại vi của cơ thể, thường có nhiệt độ thấp hơn các bộ phận khác. Do đó vào thời tiết lạnh tay chân sẽ là bộ phận dễ bị lạnh nhất trên cơ thể. Cụ thể là khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống, cơ thể đảm bảo giữ cho máu lưu thông đến tất cả các cơ quan quan trọng để giữ ấm. Điều này có thể làm giảm lượng máu chảy đến các chi và khiến cho bạn cảm thấy lạnh. Và đây là điều hết sức bình thường. Vì các mạch máu ở tay và chân lúc này bắt đầu co lại để tránh tình trạng mất nhiệt.
Tay chân lạnh là như thế nào?
Tuy nhiên chân tay bị lạnh liên tục vào thời tiết bình thường hoặc ngay cả vào mùa hè. Cùng với đó là sắc tố da bị thay đổi thì đây chính là dấu hiệu của tình trạng tay chân lạnh. Đối với tình trạng này không được chủ quan mà phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tay chân lạnh là gì?
- Bệnh động mạch: khi các động mạch trong cơ thể bị hẹp hoặc rối loạn chức năng thì lưu lượng máu cung cấp cho tay và chân sẽ suy giảm. Lúc này sẽ dẫn đến tình trạng chân tay dễ bị nhiễm lạnh.
- Bệnh đái tháo đường: tuần hoàn và lưu thông máu kém là một triệu chứng điển hình ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên nếu triệu chứng này xảy ra ở tay chân sẽ khiến cho chân tay dễ bị lạnh.
- Thiếu máu: tình trạng suy giảm lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong máu và nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu là do thiếu sắt. Các tế bào hồng cầu thì lại cần chất sắt để mang oxy từ phổi đến các bộ phận còn lại của cơ thể. Nhưng với lượng sắt thấp các tế bào hồng cầu sẽ không được cung cấp đủ huyết sắc. Kết quả sẽ khiến tay chân dễ bị nhiễm lạnh.
- Suy giáp: tình trạng tuyến giáp hoạt động kém nên không sản xuất đủ lượng hormone để giữ cho một số cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Và chân tay bị lạnh cũng là một trong những triệu chứng của bệnh suy giáp.
- Cước chân (Hội chứng Raynaud): là tình trạng các ngón tay và ngón chân và các bộ phận khác trên cơ thể cảm thấy lạnh.
- Thiếu vitamin B12: Vitamin B12 có tác dụng duy trì sức khỏe các tế bào hồng cầu. Việc thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến một số triệu chứng thần kinh. Trong đó bao gồm cả cảm giác lạnh ở chân tay.
Ngoài ra đau bụng kinh ở phụ nữ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tay chân bị lạnh.
Hậu quả của việc để triệu chứng tay chân bị lạnh kéo dài
Nhiều người nghĩ tay chân lạnh chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể mà họ không biết đây lại là một tình trạng bệnh. Nên họ chỉ làm ấm cơ thể theo những cách đơn giản và thông thường nhất. Tuy nhiên việc kéo dài tình trạng sẽ để lại một số hậu quả về sau. Vậy hậu quả để lại là gì?
Hậu quả khôn lường của việc để triệu chứng tay chân lạnh kéo dài là gì?
Khi bạn cảm thấy bàn tay, bàn chân bị lạnh và tê cóng không có cảm giác. Theo thói quen bạn sẽ làm ấm nhanh bộ phận bị lạnh bằng nước ấm. Tuy nhiên khi bạn thay đổi nhiệt độ bất chợt như vậy thì rất có thể sẽ gây đau và trong vài ngày sau sẽ sưng đỏ lên. Bên cạnh đó, chấn thương do bị ngâm lạnh ở những vị trí tổn thương sẽ có màu đỏ. Sau đó lại tiếp tục chuyển sang màu tím và sưng to lên.
Nếu bạn vẫn không tìm cách chữa trị nó thì cứ dần về sau sẽ để lại những hậu quả tệ hơn. Lúc này rất có thể vị trí đó lại tiếp tục đỏ lên và có mụn nước. Thậm chí còn có thể dẫn đến da phân huỷ và bị nhão nhoét hoá lỏng.
Nên làm gì để hạn chế tình trạng tay và chân bị lạnh?
- Giữ ấm cơ thể: cách đầu tiên để hạn chế chân tay bị nhiễm lạnh hiệu quả là phải giữ ấm cho cơ thể. Bạn cần đặt biệt chú ý giữ ấm chân tay và đặc biệt là đôi chân. Nên sử dụng các loại tất chân mềm mại có khả năng giữ ấm tốt. Cũng như có thể thấm hút mồ hôi hiệu quả.
- Ngâm chân Muối Thảo Dược: đây là một trong những cách nhanh nhất để làm ấm đôi chân. Thời gian ngâm đôi chân trong bồn nước ấm hợp lý là từ 10 đến 15 phút. Thực hiện ngâm chân hàng ngày trước khi ngủ, không những giúp làm ấm bàn chân mà còn giúp máu lưu thông tốt hơn.
Ngâm chân muối thảo dược hạn chế được tình trạng tay chân bị lạnh
- Vận động cơ thể hằng ngày: là cách dễ dàng nhất làm ấm cơ thể hiệu quả. Ngoài ra việc vận động còn giúp máu lưu thông đến chân tay. Và việc đó giúp giữ chân tay ấm suốt cả ngày.
- Sử dụng túi sưởi: đối với những người bị lạnh tay chân liên tục thì đây là cách thuận tiện nhất. Có thể sử dụng bất cứ lúc nào cũng như bất cứ đâu.
- Ăn uống hợp lý: nên ăn những thức ăn có nhiều calo và chất béo. Vì đây là những thức ăn cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng giúp sưởi ấm cơ thể.
- Bổ sung các loại vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E và các axit amin: đây là các loại vitamin và khoáng chất giúp tăng lượng hồng cầu trong máu. Cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Lời kết
Hylar mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng tay chân lạnh là gì. Và nếu bạn gặp phải tình trạng tay chân lạnh kéo dài thì hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất nhé!